Trong bài viết này, mình tập trung phân tích hai chế độ hoạt động của transistor tương ứng với 2 ứng dụng phổ biến của transistor trong thực tế. Đó là:
- Mạch đóng cắt (switching): transistor hoạt động ở chế độ bão hòa (saturated transistor circuit)
- Mạch Khuếch đại (amplifier): transistor hoạt động ở chế độ khuếch đại (hay còn gọi là vùng tuyến tính)
Ngoài ra transistor còn được sử dụng trong mạch dao động.
Một điểm mà mình cần lưu ý là transistor là thiết bị bán dẫn được điều khiển bằng dòng (dòng Ib)[1] khác với MOSFET và IGBT được mở bằng áp
1. Chế độ khuếch đại
Là chế độ mà transistor hoạt động trong vùng tuyến tính Ic = β. Ib. Chế độ này được sử dụng trong các mạch khuếch đại các tín hiệu nhỏ. Một ví dụ về sơ đồ mạch như sau
Việc tính toán các điện trở R1,R2,Rc,Re1,Re2 có thể tham khảo trong tài liệu [2] trong chương “Review of circuirt theory”
2. Chế độ bão hòa
Chúng ta hãy xem xét mạch dưới đây
Như chúng ta đã biết, trong chế độ khuếch đại dòng Ic = β.Ib. Do đó khi Ib tăng thì Ic cũng sẽ tăng. Khi Ib tăng tới một giá trị nào đó sẽ làm cho transistor dẫn bão hòa( Ic giữ không đổi dù ta có tiếp tục tăng Ib). Vậy làm sao để có thể xác định được thời điểm đó. Ta có công thức
Do đó ta có thể thấy là khi Ic tiến dần tới giá trị Vcc/ Rcthì transistor tiến dần tới trạng thái dẫn bão hòa. Tình ngược trở lại ta sẽ xác định được giá trị ngưỡng của Ib để cho transistor chuyển sang trạng thái dẫn bão hòa(on)
Khi Vin = 0 thì transistor sẽ ở trong trạng thái khóa(off).
Trong một bài toán thiết kế mạch ta sẽ có trước Vin, Vcc, Vout, dòng Ic yêu càu. Ta sẽ tiến hành chọn transistor, tính toán các điện trở Rb, và Rc để cho transistor hoạt động ở chế độ bão hòa( hay còn gọi là chế độ đóng cắt, chỉ có 2 trạng thái on và off)