Sơ đồ mạch điện điều khiển máy bơm nước 3 pha
+ Bên dưới đây là nguyên lý mạch của máy bơm nước tự động mở/ngắt, hệ thống bơm nước tự động nhờ phao cơ, phao điện.
1/ Tại bể ngầm:
– Lắp “Phao chống cạn” (Hay lắp cho các dòng máy bơm thả chìm).
+ Loại công tắc phao này có ưu điểm là bền và không bao giờ thấm nước (Ngay cả các loại hóa chất thường cũng không thể ăn mòn).
– Thiết kế của “Phao chống cạn” là :
+ Khi nước đầy, phao được dựng đứng lên, bi trong phao sẽ nén công tắc nằm ở dưới phao làm cho 2 tiếp điểm thông nhau.
+ Khi cạn nước, phao sẽ hạ dần xuống và viên bi lăn ra khỏi công tắc làm 2 tiếp điểm bị “đứt quãng” .
(Bạn có thể lắp 1 chân điện cực của máy bơm nước (MBN) qua công tắc phao (CTP) này).
2/ Đối với bể trên cao:
– Cái này chắc các bạn nắm rõ hơn tôi phải không ?
– Đây là sơ đồ nguyên lý của nó:
– Và ở đây chúng ta có thể đấu theo nhiều cách khác.
+ Mạch này thêm công tắc SW2 để chon 1 trong 2 trạng nữa, trạng thái 1 là khi đầy nước thì bơm tắt nhưng không tự bơm mà phải nhấn nút SW1 thì nó mới bơm. trạng thái 2 là bơm sẽ tự ngắt khi đầy nước và tự bơm khi cạn nước, mạch này đang đặt ở trạng thái 2.
Sơ đồ mạch máy bơm nước 3 pha tự động đóng ngắt
+ Cách này bắt buộc bạn phải có Aptomat chống giật giành riêng cho máy bơm. Cách này thường được những bạn chưa thực sự tin tưởng ở phao kín nước.
+ Tôi không khuyên bạn sử dụng phương pháp này, vì nó vẫn cấp pha lửa cho máy bơm và có thể nguy hiểm nếu bạn đụng vào máy bơm, nhưng vì bạn sợ điện dò ra khỏi phao điện nên tôi vẫn hướng dẫn bạn.
Sơ đồ mạch điều khiển máy bơm nước tự động
+ Vì sao cần có Aptomat chống giật với cách đấu ngắt pha nguội ở phao điện?
– Nguyên do là vì sự an toàn của bạn. Cách đấu này sẽ rất dễ bị dò điện từ máy bơm của bạn, nó có thể truyền vào đường nước của bạn. Do đó cần có Aptomat chống giật để đảm bảo khi có dòng điện dò ra vỏ máy bơm thì Aptomat sẽ làm việc và kìm thời ngắt điện trước khi có ai đó đụng chạm vào máy bơm.
– Cách này là cách đảo 2 pha so với sơ đồ bên trên.
Lắp đặt role tự động đóng ngắt cho máy bơm
+ Cách này bạn đấu điện theo hướng dẫn của tôi, đảm bảo sẽ an toàn tuyệt đối cho cả phao điện và máy bơm, nó cũng làm cho bạn có cảm giác an toàn hơn. Bạn cũng có thể lắp Aptomat chống giật hoặc không, tuy nhiên nếu phao đóng mà máy bơm không chạy thì bạn nên ngắt nguồn trước khi kiểm tra máy bơm nhé.
Vì sao phải sử dụng Rơ le hoặc khởi động từ?
+ Vì máy bơm có công suất cao, khi bắt đầu hoạt động sẽ tạo ra dòng khởi động rất lớn, làm cho hô quang điện rất rễ phát sinh trong khi tiếp điểm phao điện được đóng. Hoạt động trong thời gian dài sinh nhiệt ở tiếp điểm phao, làm phao sẽ bị hỏng.
+ Sơ đồ đấu như sau: Đấu nguồn nguội vào phao điện, từ đầu kia của phao điện đấu vào 1 chân điều khiển của Rơle (hoặc công tắc tơ), nguồn lửa đấu vào chân điều khiển còn lại.
Role tự động đóng ngắt máy bơm nước
+ Đầu nguồn vào chân tiếp điểm của Rơle (hoặc công tắc tơ) và đầu kia của chân tiếp điểm đấu vào máy bơm.
+ Việc đấu pha nguội xuống phao để phao điều khiển Rơle (hoặc công tắc tơ) công tắc tơ bật và tắt cả 2 pha lửa và nguội của máy bơm sẽ rất an toàn cho cả phao và máy bơm. Việc Rơle được ngâm pha lửa không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.
+ Tuy an toàn như bạn vẫn nên lắp thêm Aptomat chống giật cho máy bơm đề phòng bất chắc nhé. Và nên nhơ nếu lắp Aptomat chống giật thì bạn phải tiếp mass cho máy bơm nhé. Nếu không tiếp đất cho máy bơm trong một số trường hợp nếu dòng điện rò ra máy bơm thì chỉ khi bạn đụng vào máy bơm nó mới nhảy Aptomat đấy.
Xem bài tiếp theo: 10+ Tiêu Chuẩn Tiếp Địa Trạm Biến Áp Dễ Hiễu Và Dễ Áp Dụng